Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn

Hiện nay tại các trường đào tạo về nghề nấu ăn chuyên nghiệp như Trường Cao Đẳng Công Nghệ Du Lịch hàng năm thu hút tới hàng ngàn thí sinh đăng ký theo học. Theo thống kê nghề nghiệp mới đây thấy rằng hầu hết 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành nấu ăn tại các trường nấu ăn chuyên nghiệp ra trường đều có việc làm ổn định với thu nhập tương đối cao.
Khác với nhiều khối ngành khác là sinh viên các hệ trung cấp cao đẳng ra trường rất khó xin việc thì sinh viên theo học nghề nấu ăn lại ngược lại, khi xã hội phát triển thì nhu cầu ăn uống của người dân được nâng lên đáng kể, các nhà hàng ăn uống, khách sạn tuyển dụng đầu bếp và các nhân viên làm nấu nướng. Có rất nhiều nhà hàng nhỏ thậm chí không tuyển được những đầu bếp đã qua đào tạo mà chỉ tuyển được những người làm nghề nấu ăn ăn nghiệp dư không qua trường lớp. Từ đó thấy được sự thiếu hụt nhân lực cho ngành bếp hiện nay, nhất là nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo chuyên sâu, có bằng cấp.
 

I. Mục tiêu đào tạo

1. Kiến thức

– Trình bày được các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn, các món bánh – món ăn tráng miệng tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống;

– Trình bày được kiến thức về các loại món ăn Việt Nam, Âu, Á; các món bánh – món ăn tráng miệng và kỹ thuật chế biến;

– Nhận biết được các hình thức phục vụ ăn uống: các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn….;

– Trình bày được các kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, xây dựng thực đơn…;

– Trình bày và giải thích được một số yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn trong quá trình chế biến món ăn;

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản lý và tổ chức công việc trong nghề quản trị chế biến món ăn như: quản trị quy trình sản xuất chế biến, quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật, quản trị nguyên vật liệu, quản trị chi phí;

– Trình bày được các kiến thức khác có liên quan đến nghề quản trị chế biến món ăn như:

2. Kỹ năng

– Tổ chức được quá trình chế biến các món ăn, các món bánh – món ăn tráng miệng tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng khác nhau;

– Lựa chọn và tổ chức linh hoạt các phương án chế biên theo yêu cầu của khách và thực tế nơi  làm việc;

– Chế biến được các  món ăn Việt Nam cơ bản, Âu, Á, các món bánh và món ăn tráng miệng ….theo đúng qui trình, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…;

– Tính toán, xây dựng được thực đơn các bữa ăn thường, các bữa ăn tiệc và tự chọn….

– Xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình chế biến các sản phẩm ăn uống;

– Làm việc độc lập, theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

– Hướng dẫn được kỹ năng nghề cho người học việc vào công việc;

– Kỹ năng giao tiếp và quản lý tốt

– Tiếng Anh: Tương đương TOEIC 450

3. Triển vọng nghề nghiệp:

Sau khi Tốt nghiệp, Cử nhân Chế biến món ăn đảm đương được các vị trí:

– Phụ trách việc chế biến các món ăn trong các Nhà hàng, Khách sạn trong và ngoài nước

– Phụ trách công việc chế biến món ăn cho Bếp ăn tập thể ở các Công ty, Tập đoàn, Nhà máy hoặc Khu Công nghiệp.

– Tự mở Nhà hàng, Khác sạn du lịch và kinh doanh

– Học lên các trình độ cao hơn về chuyên môn và nghiệp vụ

II. Cấu trúc chương trình

Nhóm môn học

Tín chỉ

1. Các môn học chung

20

2. Môn học, mô đun chuyên môn

131

2.1 Môn học, mô đun cơ sở

21

2.2 Môn, mô đun chuyên ngành

105

2.3 Môn học, mô đun tự chọn

6

Tổng cộng

151

III. Tốt nghiệp

Khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 2 đợt tốt nghiệp vào các tháng 5, 9 hàng năm.