Học ngành hướng dẫn viên du lịch ra trường làm những công việc gì?

Nghề du lịch là một nghề hết sức thú vị bởi bạn sẽ được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất mới và thưởng thức ẩm thực của các vùng miền khác nhau… Song không phải bất cứ ai cũng gặt hái được thành công trong nghề này khi đó là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao. 

1. Người điều hành du lịch

Người điều hành du lịch có nhiệm vụ phân công công việc để các hướng dẫn viên thực hiện chương trình du lịch của mình. Sau khi có được thông tin về chương trình thì bạn sẽ là người phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết yêu cầu do hướng dẫn viên du lịch báo về.

Bên cạnh đó, người điều hành du lịch còn phân công theo lệnh cho những người điều khiển phương tiện đi lại đưa đón và phục vụ khách.

2. Người quản lý du lịch

Nếu bạn là người có năng lực thực sự thì có thể thử công việc này. Là một người quản lý du lịch ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý thì bạn cần có thêm chuyên môn sâu về từng lĩnh vực cụ thể để có thể lãnh đạo những nhân viên dưới quyền.

3. Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện việc tiếp đón, tổ chức các hoạt động du lịch theo tour mà công ty đã bán cho khách hàng. Bên cạnh đó hướng dẫn viên còn là những người thay công ty giải quyết các tình huống phát sinh trong chuyến du lịch.

Và để làm được điều đó thì hướng dẫn viên du lịch phải là người có kiến thức, có năng lực chuyên môn cao. Đồng thời là khả năng xử lý, giao tiếp lịch thiệp, xử lý khôn ngoan trong mọi tình huống.

Nhiều người nghĩ rằng để trở thành hướng dẫn viên du lịch thì bạn phải là một người cao lớn, xinh đẹp. Thế nhưng yếu tố quan trọng hơn của người hành nghề này là có được thái độ nhã nhặn, nụ cười tươi, biết quan tâm giúp đỡ mọi người…

Những người đã từng làm công việc này thường tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, thu nhập cao hơn và khi đảm nhiệm các công việc điều hành, quản lý du lịch càng dễ dàng hơn.

4. Nhân viên marketing

Là nhân viên marketing, bạn sẽ nghiên cứu thị trường du lịch để tìm ra những gì khách cần, những gì đã có và cần có để đáp ứng nhu cầu của khách. Marketing có nghĩa là bạn đi giới thiếu về các sản phẩm du lịch của mình tới khách hàng. Và để làm được một nhân viên Marketing du lịch giỏi thì bạn cần có những kiến thức kinh doanh, khả năng phân tích thị trường…

5. Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân là bộ mặt của một công ty, khách sạn, nhà hàng,… Lễ tân có nhiệm vụ vụ đón khách, giới thiệu các dịch vụ hay tiếp nhận thông tin, yêu cầu về ăn, ở của khách. Lễ tân còn giúp khách trong việc điện thoại, chỉ dẫn thông tin nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán,…

Với nhân viên lễ tân thì ngoại hình và trình độ ngoại ngữ là 2 yếu tố cần thiết. Lễ tân phải biết nghe, hiểu đúng thông tin của khách đồng thời trả lời cho khách hiểu những thông tin về giá cả, thanh toán một cách chính xác.

6. Những công việc khác trong hoạt động du lịch

Ngoài ra, trong hệ thống ngành du lịch còn có nhiều công việc khác mà bạn có thể lựa chọn như chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khoẻ,…

7. Làm phục vụ bàn, bar, buồng bếp

Các bữa ăn thường kỳ, các bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn… đều do các nhân viên phục vụ bàn, bếp, bar đảm nhiệm. Thành công của khách sạn, nhà hàng phụ thuộc vào nhiều bộ phận, trong đó có đội ngũ nhân viên phục vụ này.